Favicon

Làm thế nào triển khai một cuộc thử nghiệm kinh doanh?

Thử nghiệm là điều các nhà khoa học sử dụng để ngăn chặn giả định khỏi giới hạn những điều họ đọc được về thế giới tự nhiên. Và chúng ta có thể sử dụng chúng trong kinh doanh để ngăn chặn các giả định khỏi giới hạn về việc làm thế nào nâng cao hiệu suất và tránh lãng phí nguồn lực để thực hiện nó.

Quá nhiều chiến lược dựa trên giả định. Giả định chưa được kiểm chứng. Vấn đề với giả định là chúng thường sai. Bạn nghĩ tổ chức bạn đã dành bao nhiêu tiền trong năm ngoái để thay đổi hoặc cải tiến mà không đem lại kết quả gì? Và bạn có học hỏi được điều gì đó từ thất bại.

Đây là những câu hỏi khó chịu, bởi chúng ta đáng lẽ ra nên có câu trả lời nhưng thường thì không. Nhưng nhà lãnh đạo dựa trên bằng chứng có thể trả lời chúng, bởi họ không cho phép giả định điều hành chương trình. Nhà lãnh đạo dựa trên bằng chứng là các nhà khoa học, nhưng không có áo khoác phòng thí nghiệm và túi bảo vệ.

Trong kinh doanh, thử nghiệm không nhất thiết cùng mức độ phức tạp hay sự khắt khe cần thiết như trong kiểm tra ma túy hoặc vật lý hạt nhân. Nhưng chúng cần được thiết kế tốt và đủ nghiêm khắc, để tự tin biết điều gì hiệu quả và điều gì không (và bao nhiêu).

1. Một giả thuyết có thể kiểm chứng.

Một thử nghiệm sẽ hoạt động tốt khi chúng ta tập trung vào một yếu tố duy nhất mà chúng ta muốn tác động. Giả thuyết quyết rộng không thể kiểm chứng được vì chúng được tạo thành từ nhiều yếu tố và không thể đo lường bằng một KPI duy nhất.

Ví dụ:

“Làm thế nào tăng cường sự tham gia của cộng đồng?” Và “Giáo dục trong môi trường bền vững sẽ giảm tác động môi trường?” Là quá rộng. Hầu hết mục tiêu và chiến lược trong kế hoạch của công ty khá rộng như thế này và đó là lý do tại sao chúng không phải là ứng cử viên tốt để thử nghiệm. Chúng cần được chia nhỏ, thành các yếu tố đơn, có thể đo lường và kiểm chứng được. Một giả thuyết có thể kiểm chứng: “Sử dụng tờ rơi có làm tăng sự tham gia của cộng đồng vào các sự kiện địa phương?”

2. KPI đo lường mức độ tác động

Chúng ta đo lường KPI từ đó chúng ta có thể khách quan biết ‘bao nhiêu’, nhưng cũng phát hiện những khác biệt nhỏ hơn so với đánh giá định tính. Để tận dụng tối đa thử nghiệm kinh doanh, chúng ta cần thước đo KPI tốt về những điều đang thử nghiệm. Điều quan trọng nhất khi đo lường là kết quả chúng ta đang cố gắng tác động.

Ví dụ:

Sự tham gia của cộng đồng vào các sự kiện địa phương có thể được đo bằng % cư dân tham dự các sự kiện địa phương, tính theo tuần hoặc theo tháng. Hoặc chúng ta có thể đo lường chính xác hơn nữa bằng cách chỉ đếm các cư dân là đối tượng mục tiêu cho mỗi sự kiện. Các sự kiện địa phương thường được thiết kế riêng với các phân khúc cộng đồng khác nhau, như thanh thiếu niên, người già, những người có thú cưng hoặc các bà mẹ có con nhỏ.

3. Mẫu đại diện.

Thử nghiệm thường được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu, chứ không phải toàn bộ quần thể. Cách tốt nhất để chọn mẫu đại diện là chọn mẫu ngẫu nhiên, được gọi là mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Có nhiều phương pháp nâng cao hơn để thiết kế và lựa chọn mẫu, giống như khi chúng ta muốn mẫu phản ánh các thuộc tính nhất định trong dân số (như nhóm tuổi hoặc vị trí hoặc trình độ học vấn), từ đó chúng ta có thể kiểm tra giả thuyết  cho từng cấp thuộc tính này. Nhưng bắt đầu, tốt nhất là giữ cho nó đơn giản.

Ví dụ:

Nếu đang cố gắng tăng cường sự tham gia của cộng đồng, chúng ta nên gửi các tờ rơi chỉ với một mẫu thành viên cộng đồng (nhất định) và nếu thử nghiệm này hiệu quả, chúng ta sẽ tự tin gửi những tờ rơi này tới toàn bộ cộng đồng.

Ngược lại, nếu thử nghiệm với một mẫu có đặc tính khác với cộng đồng mục tiêu, thì thử nghiệm này sẽ không đủ tin cậy để chúng ta nhân rộng.

4. Kiểm soát đường cơ sở.

Mục đích của một thử nghiệm kinh doanh là tạo một đường cơ sở (biểu đồ XmR) để so sánh. Có thể tồn tại nhiều yếu tố tác động tới kết quả. Vì vậy, chúng ta cần cô lập một yếu tố để thử nghiệm.

Ví dụ:

Một cách để tạo đường cơ sở nhằm đánh giá mức độ tác động của “việc phát tờ rơi” tới sự tham gia của cộng đồng – trong các sự kiện của địa phương – là gửi tờ rơi cho cư dân trong một khu phố. Tiếp tục, cứ có sự kiện là lại gửi tờ rơi cho đúng khu phố đó. Cuối cùng, chúng ta so sánh tỷ lệ % cư dân tham dự (của khu phố có gửi tờ rơi) với % tham dự của khu phố khác (không gửi tờ rơi).

5. Kế hoạch hành động.

Trước khi bắt đầu thử nghiệm hoặc thu thập bất kỳ dữ liệu nào, tất cả các chi tiết thiết kế thử nghiệm cần được lên kế hoạch với mốc thời gian và nguồn lực cụ thể.

  • Chọn mẫu.
  • Tiến hành thử nghiệm.
  • Thu thập dữ liệu.
  • Phân tích dữ liệu để kiểm tra giả thuyết.
  • Kết luận.

Kế hoạch lập ra cần được tuân thủ, không có bất kỳ sự thiên vị hoặc gây nhầm lẫn nào.

Ví dụ:

Hãy tưởng tượng nếu người hướng dẫn sự kiện địa phương đã quyết định “giúp đỡ” bằng cách gọi điện thoại cho cư dân từ mẫu khu phố nhằm đảm bảo họ nhận được tờ rơi. Thì chúng ta không thể biết liệu “tờ rơi” hay “cuộc gọi” mới là lý do cho sự gia tăng các thành viên tham gia.

6. Cam kết bằng chứng.

Chúng ta không nên dựa hoàn toàn vào cảm tính để đưa ra kết luận. Thay vào đó, cần lắng nghe dữ liệu, nó cho chúng ta biết thay đổi thực sự ảnh hưởng tới kết quả thế nào và chia sẻ những gì chúng ta học được với người khác, những người có thể xây dựng hoặc ngoại suy cho thử nghiệm tương lai. Và chúng ta cần hành động. Đó là cách duy nhất mà thử nghiệm nghiệm đóng góp nhằm thu hẹp khoảng cách hiệu suất.

Ví dụ:

Nếu tờ rơi không ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong các sự kiện địa phương, chúng ta sẽ ngừng lãng phí thời gian sản xuất, in ấn và phân phối chúng. Chúng ta phải tìm ra một sáng kiến khác để kiểm tra.

Thảo luận

Bạn đã sử dụng thử nghiệm kinh doanh trong tổ chức? Bạn học được gì từ chúng?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu