Khi tăng doanh nghiệp trưởng nhanh, điều gì sẽ xảy ra?
Có một tình huống thế này:
“Sam điều hành một công ty (hơn 200 người) đang phát triển nhanh chóng.Anh phải đảm bảo cho mọi quy trình của công ty vận hành thông suốt trong bối cảnh quy mô khách hàng tăng đột biến. Rủi ro lớn nhất, mà Sam lo ngại, là công ty sẽ phải dừng việc tiếp nhận thêm khách hàng vì không thể đáp ứng kịp. Đây là câu chuyện “giới hạn về tăng trưởng” kinh điển mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt.
Điều quan trọng là đo lường sự tăng trưởng.
Bạn cần đo lường hành vi tăng trưởng trong bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào, để hiểu được càng nhanh càng tốt những thay đổi về tốc độ tăng trưởng. Đường cong càng dốc thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Và có khả năng, rủi ro về sự sụp đổ sẽ nhanh hơn sau khi đạt tới mốc giới hạn.
Và đó là mô hình chúng ta thấy trong KPI hoặc thước đo sự tăng trưởng: sự gia tăng, ổn định và xuống dốc.
Và đo lường giới hạn cũng rất quan trọng.
Chúng ta sẽ không theo kịp sự tăng trưởng trừ khi chúng ta nâng giới hạn. Mốc màu đỏ trên máy đo tốc độ của xe cho bạn biết giới hạn của động cơ. Khi động cơ qua đường đỏ sẽ không tạo ra nhiều năng lượng hơn (và thực sự có thể khiến động cơ nổ tung). Các giới hạn trong động cơ – như tỷ lệ nhiên liệu không khí, tốc độ dòng xả, vv… – phải được nâng lên để có được sức mạnh bền vững hơn.
Có nghĩa chúng ta cần hiểu các giới hạn và thử nghiệm việc nâng chúng. Vì vậy, việc đo lường giới hạn cũng rất quan trọng. Ví dụ: Sam không chỉ đo lường mức tăng trưởng, Số lượng người dùng mới mà còn đo lường các giới hạn. Giới hạn của Sam có thể bao gồm:
- Giao hàng đúng hẹn tới khách hàng
- Giao hàng chính xác
- Giải quyết nhanh các vấn đề của khách hàng
- Tốc độ tuyển dụng nhân viên mới
- Thời gian tối thiểu để nhân viên mới tiếp cận và làm theo đúng quy trình
Giới hạn chủ yếu là về việc đo lường các khía cạnh hiệu suất như công suất máy, năng lực, tốc độ và độ chính xác. Chúng ta thấy chúng trong quy trình kinh doanh mà có tác động hạn chế nhất với thước đo KPI tăng trưởng.
Giới hạn cho chúng ta manh mối về việc tìm kiếm đòn bẩy.
Sam không thể tiếp tục đẩy đội mình làm việc chăm chỉ hơn và nhanh hơn. Điều đó có thể hiệu quả trong một vài tuần, nhưng nó sẽ phản tác dụng. Anh ấy cần nghĩ tới đòn bẩy. Sam đã nghĩ tới việc sử dụng tự động hóa, điều này chắc chắn có thể nâng cao các giới hạn bằng cách:
- vận chuyển nhanh hơn và chính xác hơn
- giảm nhu cầu nhân viên mới
- thiết lập thủ tục dễ dàng hơn để tìm hiểu và thực hiện
Suy nghĩ về hệ thống: đó là một cách hoàn toàn mới để sử dụng KPI và các thước đo hiệu suất, có được thông tin chi tiết về việc làm thế nào chúng ta có thể kiểm soát nhiều hơn về hiệu suất, như tăng trưởng kinh doanh.
Khi tăng trưởng bị ràng buộc bởi các giới hạn, việc đo lường KPI sẽ thúc đẩy chúng ta nâng mức giới hạn lên.
Thảo luận:
Bạn đã trải qua sự cải thiện nhanh chóng trong tổ chức, mà theo sau nhanh chóng là sự suy giảm? Đó là một đầu mối để bạn tìm kiếm yếu tố hạn chế bị ẩn đâu đó, điều đó đã phá hoại sự tăng trưởng.