Chúng ta không chỉ đo lường hiệu suất để biết mình đang tiến bộ. Chúng ta đo lường những thứ khác nữa, để theo dõi quá trình, để thay đổi hành vi và để kỷ niệm thành tựu. Vì vậy, để có một bước tiến nhỏ với các công cụ đo lường hiệu suất thông thường, hãy khám phá thế giới theo dõi tiến độ.
Sự Tiến bộ xảy ra với kết quả và hành động của chúng ta. Thật hữu ích khi biết chúng ta đạt mục tiêu tốt thế nào và thật hữu ích khi biết chúng ta đang hành động để đạt mục tiêu tốt ra sao.
Tiến bộ cũng diễn ra trong thời điểm này, cũng như theo thời gian. Thật hữu ích khi biết chúng ta hiện đang làm gì và thật hữu ích khi biết mức độ chúng ta có thể nắm giữ theo thời gian.
Bốn đặc điểm này cung cấp cho chúng ta 4 loại thước đo KPI:
- Thước đo KPI hiệu suất,
- Thước đo KPI hoạt động
- Thước đo KPI hạn ngạch
- Thước đo KPI hiện trạng.
KPI Hiệu suất – Đo lường sự tiến bộ về năng suất
BSClead tất cả là về đo lường hiệu suất, đo lường tiến độ kết quả theo thời gian. Đó là: Làm thế nào kết quả KPI được cải thiện theo thời gian và hướng tới mục tiêu mong muốn?. Chúng cho biết khả năng hiện tại so với khả năng trong quá khứ và khả năng mong muốn trong tương lai. Biểu đồ XmR là cách tốt nhất để theo dõi trực quan các thước đo này.
Ví dụ về các thước đo hiệu suất:
- LTIFR theo tháng
- % chênh lệch ngân sách hàng tháng
- Thời gian giao hàng trung bình hàng tuần
KPI Hoạt động – Đo lường sự tiến bộ của thói quen
KPI hoạt động không thực sự là trọng tâm của BSClead, bởi chúng thường khá rõ ràng và không đòi hỏi nhiều suy nghĩ khi lựa chọn và theo dõi. Và chúng không có nhiều ý nghĩa khi không có bối cảnh kết quả cuối cùng. Nhưng chúng rất tốt trong việc theo dõi tính nhất quán về hành vi, giống như thói quen chúng ta muốn phát triển sẽ giúp cải thiện thước đo hiệu suất. Giống như các thước đo hiệu suất, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ XmR để theo dõi thước đo hoạt động.
Ví dụ về KPI hoạt động:
- Số yêu cầu được xử lý (hàng tuần)
- Số khách hàng tiếp cận được (hàng tháng)
- Thời gian bảo dưỡng trung bình (hàng tháng)
KPI Hạn ngạch – Đo lường sự tiến bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ
KPI hạn ngạch tập trung vào việc hoàn thành một đoạn công việc có thể được định lượng. Thông thường, công việc này có thể lặp lại và chúng ta thiết lập hạn ngạch hoặc số lượng. Ý tưởng là tăng cường kỷ luật để hoàn thành công việc. Checklits hoặc bảng kiểm kê, đánh dấu từng bước hoàn thành, là cách dễ nhất để hình dung thước đo tiến độ này.
Ví dụ về KPI hạn ngạch:
- Số cuộc gọi bán hàng (mỗi ngày) (nhắm tới 10 cuộc mỗi ngày)
- Email được xử lý (nhắm tới “hộp thư đến là 0”)
- Số từ được viết ra (nhắm tới 1000 từ mỗi ngày)
KPI Trạng thái – Đo lường sự tiến bộ về điểm số
KPI trạng thái cho chúng ta biết tiến độ tích lũy hướng tới một số điểm hay tổng số chúng ta muốn tiếp cận. Đó có thể là: Trạng thái % chi tiêu so với ngân sách, Trạng thái lợi nhuận từ khách hàng VIP hoặc Trạng thái tăng trưởng khách hàng. Chúng ta muốn xem khoảng cách hiện tại so với trạng thái mục tiêu, thể hiện những thước đo này dưới dạng biểu đồ đường tích lũy hoặc biểu đồ thanh tiến bộ.
Ví dụ về KPI trạng thái:
- Ngân sách chi tiêu
- Lợi nhuận hàng năm
- Số lượng khách hàng
Loại thước đo tiến độ nào quan trọng nhất?
Câu hỏi đặt ra không phải là việc thước đo tiến độ nào được sử dụng, mà là làm thế nào sử dụng chúng theo cách hỗ trợ lẫn nhau. Thước đo hạn ngạch xây dựng kỷ luật để hoàn thành nhiệm vụ. Và kỷ luật này xây dựng thói quen khiến cho hoạt động dễ dàng hơn để duy trì ở mức cao hơn và cũng có thể đạt được tiến bộ rõ ràng hướng tới mục tiêu. Tiến độ hoạt động phù hợp sẽ giúp duy trì hiệu suất tốt hơn, do đó sẽ mang lại nhiều đòn bẩy hơn cho mục này này.
Thảo luận
Bạn đo lường loại tiến bộ nào?