Favicon

3 điều bạn cần có trên mỗi đồ thị KPI

Bạn có 3 điều cần làm nào trên mỗi biểu biểu đồ KPi trong báo cáo của mình? Nếu không, có thể bạn đã hiểu sai tín hiệu thước đo hiệu suất.

Phần lớn các báo cáo và dashboards đáng sợ chứa đầy các biểu đồ hoặc hình ảnh vô dụng không thể truyền đạt tín hiệu thực tế của KPI mà chúng ta mong muốn được thấy.

Các báo cáo này khuyến khích chúng ta phản ứng với các xu hướng không ở đó và bỏ lỡ các tín hiệu quan trọng về các vấn đề trong tương lai. Hiểu sai KPI và tín hiệu hiệu suất là rủi ro lớn trong kinh doanh.

Chúng ta cần một cuộc cách mạng thiết kế báo cáo hiệu suất và dashboard. Một phần lớn của cuộc cách mạng đó là việc sử dụng biểu đồ XmR, biểu đồ bao gồm 3 tính năng rất mạnh giúp cải thiện đáng kể việc giải thích và phản ứng với các KPI.

3 điều bạn cần có trên mỗi đồ thị KPI

Đặc điểm 1: Thước đo KPI theo chuỗi thời gian

Tháng này so với tháng trước, tháng này so với cùng kỳ năm ngoái, tháng này so với mục tiêu – tất cả đều bị giới hạn và rủi ro, so sánh sai lệch. Tại sao? Bởi bạn không có bối cảnh để đánh giá xem sự khác biệt mà bạn đang thấy có phải là trường hợp điển hình hay không. Sẽ luôn có sự khác biệt, nhưng cách duy nhất để xem liệu thay đổi nào xứng đáng để bạn phản hồi (hay giải thích) là xem xét dữ liệu trong ngữ cảnh đầy đủ của chuỗi thời gian.

Thể hiện các thước đo KPi theo chuỗi thời gian, với càng nhiều dữ liệu lịch sử càng tốt. Khoảng 20 giá trị là một con số tốt, chẳng hạn như giá trị hàng tháng của hai năm trước. Nhưng bạn có thể bắt đầu một biểu đồ XmR với ít nhất 5 điểm dữ liệu KPI, nếu đó là tất cả những gì bạn có.

Đặc điểm 2: Đường cơ sở

Tín hiệu về hiệu suất nằm trong các mẫu chứ không phải các điểm dữ liệu. Hai điểm không phải là một mẫu đủ lớn để xác định xem có thay đổi xảy ra hay không. Thêm Đường cơ sở vào chuỗi thời gian của bạn, được tính từ 5 điểm dữ liệu đầu tiên hoặc hơn và sau đó được giữ cố định, cho bạn đường cơ sở trực quan xác định khi nào các điểm dữ liệu trong tương lai có hành vi khác với trước đó.

Bạn có thể bắt đầu xây dựng cái được gọi là Biểu đồ X, một phần của biểu đồ XmR. Với biểu đồ này, có các quy tắc thống kê giúp bạn biết khi nào có tín hiệu và khi nào tính toán lại Đường cơ sở mới. Ví dụ: một trong những tín hiệu thay đổi là 8 điểm dữ liệu KPI đều nằm một bên Đường cơ sở. Sau đó, bạn tính lại Đường cơ sở mới bằng cách sử dụng 8 điểm đó.

Đặc điểm 3: Đường giới hạn

Mọi thứ đều khác nhau. Mọi thứ. Và giá trị đo lường hiệu suất có xu hướng thay đổi khá nhiều, từ tháng này sang tháng hoặc tuần này sang tuần hoặc quý này sang quý khác. Chỉ vì một điểm dữ liệu thay đổi hơn 10% so với mức trung bình, không có nghĩa là bạn có vấn đề. Nó phụ thuộc vào mức độ thay đổi tự nhiên trong thước đo của bạn để bắt đầu.

Biểu đồ X bao gồm sự thay đổi thông thường của một thước đo, được gọi là Đường giới hạn. Ví dụ: nếu một điểm nằm ngoài Đường giới hạn, bạn biết điều gì đó đã xảy ra khác thường và nó đáng theo dõi. Đường giới hạn  cũng giúp bạn nhận tín hiệu chỉ từ 3 hoặc 4 điểm dữ liệu liên tiếp (không nhất thiết phải chờ đủ 8 điểm dữ liệu mới hành động).

NHƯNG: Bạn cần học cách sử dụng các biểu đồ đặc biệt này.

Nó không tự nhiên mà đến và mọi người không dành thời gian cho việc hỏi hỏi từ sai lầm để xây dựng và giải thích chúng. Ngay cả các nhà thống kê có trình độ cao! Nhưng chúng thực sự rất dễ học và RẤT đáng học.

Nếu bạn đã biết về biểu đồ XmR hữu ích này và chỉ muốn biết cách tạo chúng, hãy sử dụng hướng dẫn từng bước biểu đồ XmR này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu