Favicon

9 thói quen xấu KPI cần thay đổi

Đây không phải một danh sách đầy đủ, nhưng là một danh sách những thói quen xấu mà phần lớn khách hàng của chúng tôi luôn mắc phải khi lựa chọn, tạo vaf sử dụng thước đo KPI. Chúng ta gặt hái từ những gì chúng ta gieo trồng và đó là lý do tại sao bạn cần biết liệu bản thân có thói quen xấu KPI nào hay khoogn và bắt đầu một thói quen tốt hơn.

Thói quen xấu số 1: Brainstorming để đưa ra KPI

Khi brainstorming KPI, bạn kết thúc với quá nhiều thứ, chúng không thực sự là KPI và sự hiểu biết rất nông cạn về việc làm thế nào bạn đo lường chúng. Thay vào đó, bạn cần thiết kế KPI một cách có chủ ý để chúng là bằng chứng thuyết phục về mục tiêu hoặc kết quả mà bạn muốn đo lường.

Thói quen xấu số 2: Đo lường vì bạn có thể hay đã từng đo lường

Lý do đo lường một điều gì đó không phải là bởi bạn có dữ liệu rồi hay bạn có thể đo lường nó một cách dễ dàng. Lý do đo lường KPI là bởi bạn cần biết một cái gì đó rất cụ thể về mức độ tốt hay mức độ hiện tại, bạn đạt được mục tiêu hay kết quả hiệu suất. Chỉ đo lường những điều bạn nên đo lường, có thể và sẽ làm điều gì đó về nó.

Thói quen xấu số 3: Cố gắng đo lường tính hiệu quả, năng suất, tính bền vững,…

Bắt tay vào nhiệm vụ tìm kiếm KPI phù hợp để đo lường hiệu quả sẽ là một hành trình bực bội với những từ ngữ mơ hồ, thiếu ý nghĩa. Đừng cố gắng đo lường bất kỳ mục tiêu hay kết quả hiệu suất nào được viết bởi ngôn ngữ mơ hồ cho tới khi bạn nói về điều đó với từ ngữ cụ thể trong thế giới thực.

Thói quen xấu số 4: Nói rằng “điều đó không thể đo lường được”

Nếu bạn nghĩ rằng một mục tiêu hoặc kết quả hiệu suất không thể đo lường được, thì đó là một cơ hội tốt, đó cũng là điều không thể quan sát được. Nếu không thể quan sát theo một cách nài đó hay đinh hình mục tiêu đã đạt được hay chưa, thì bạn không có mục tiêu. Mục tiêu là về việc thay đổi thế giới theo một cách nào đó và nếu bạn không thể xác định  sự thay đổi đó theo những cách có thể quan sát và đo lường được, bạn cần làm nhiều việc hơn với mục tiêu trước khi quan tâm tới các thước đo.

Thói quen xấu số 5: Không đo lường được điều gì đó bởi bạn không có dữ liệu

Làm thế nào để có được dữ liệu bạn thực sự cần, dữ liệu về các mục tiêu và kết quả hiệu suất quan trọng nhất, nếu bạn tiếp tục từ chối đo lường một cái gì đó bởi vì dữ liệu đó không tồn tại? Khi bạn tách biệt hành động thiết kế KPI phù hợp với hành động quyết định mức độ khả thi khi thực hiện các KPI này, bạn cho bản thân cơ hội thấy được rằng dữ liệu thường dễ lấy hơn bạn nghĩ, hoặc ít nhất là đáng để nỗ lực.

Thói quen xấu số 6: Thiết lập các cột mốc quan trọng là các KPI

Các cột mốc là tuyên bố về việc đã hoàn thành một cái gì đó tại một thời điểm cụ thể. Chúng rất thích hợp trong quản lý dự án, nhưng lại  vô dụng trong quản lý hiệu suất. Chỉ cần hoàn thành một cái gì đó không phải là bằng chứng cho thấy nó tạo ra kết quả mong muốn hay hiệu suất đang được cải thiện. Chỉ vì bạn đã triển khai một hệ thống quản lý hàng tồn kho mới không đảm bảo chi phí quản lý hàng tồn kho đã giảm.

Thói quen xấu số 7: Đo lường để giám sát hiệu suất mọi người thay vì hiệu suất quá trình

Nhiều người phàn nàn về việc được đo lường hơn là hân hoan đón nhận nó. Và có thể là vì đo lường không được thực hiện tốt hoặc mục đích thực sự của việc đo lường không được hiểu thấu đáo. Cho đến khi bạn có một nền văn hóa nơi KPI được sử dụng để cải thiện hiệu suất mà không đổ lỗi – và sử dụng KPI để cải thiện hiệu suất quá trình là một cách tuyệt vời để thiết lập văn hóa này – đo lường mọi người luôn gây ra nhiều vấn đề hơn là việc nó giải quyết được.

Thói quen xấu số 8: Đo lường quá nhiều thứ

Nếu có quá nhiều thứ, nó sẽ áp đảo bạn. Quá nhiều việc phải làm và bạn sẽ kiệt sức và không làm tốt bất cứ điều gì. Quá nhiều suy nghĩ hay lo lắng và bạn sẽ căng thẳng và kiệt sức. Quá nhiều KPI và sự chú ý của bạn bị phá vỡ và không cải thiện đáng kể được khu vực hiệu suất nào. Một lần nữa, chỉ đo lường những thứ bạn nên, có thể và sẽ làm điều gì đó về nó.

Thói quen xấu số 9: Bỏ qua các thước đo không hoàn hảo

Mặc dù điều quan trọng là KPI bạn chọn không đánh lừa bạn, nhưng hầu hết mọi người vẫn có xu hướng nhầm lẫn và không sử dụng bất kỳ thước đo KPI nào dựa trên dữ liệu không hoàn hảo hoặc các KPI không nói lên toàn bộ câu chuyện .

Ngay cả khi độ tin cậy thước đo có thế kém hoàn hoàn hảo thì vẫn cung cấp cho bạn thông tin để hành động, đặc biệt thông tin về su hướng hay sự thay đổi trong hiệu suất.

Hành động

Bạn có biết làm thế nào thay đổi thói quen xấu? Tìm kiếm một thói quen khác thay thế nào và thực hành thói quen mới mỗi ngày, ít nhất 30 ngày.

Sau đó, thói quen mới sẽ thay thế cái cũ. Bạn có thể chọn một trong các thói quen xấu về KPI của mình và thử điều gì đó đơn giản và thực tế mà bạn có thể làm mỗi ngày, để phá vỡ nó và thiết lập cái tốt hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu