Favicon

9,5 Mẹo giúp bạn trực quan hóa dữ liệu KPI

Mẹo 1. Bắt đầu với câu hỏi WHY (Tại sao?)

Nói chung, trực quan hóa dữ liệu là câu trả lời cho một câu hỏi. Nhưng làm thế nào bạn xây dựng câu trả lời nếu không biết câu hỏi?

Do đó, luôn bắt đầu với câu hỏi WHY (tại sao?). Mặc dù câu hỏi khá dễ dàng, câu trả lời (hầu như) không bao giờ dễ dàng.

Điều này cũng ngụ ý bạn cần hiểu rõ dữ liệu của mình.

Mẹo 2. Đừng khiến tôi suy nghĩ

Hầu hết việc trực quan hóa hóa dữ liệu yêu cầu nhiều suy nghĩ. Bởi vì người xem cảm thấy khó hiểu về một mớ dữ liệu hỗn độn. Để tránh điều này, chúng ta cần áp dụng ba quy tắc cơ bản:

  • Sử dụng mã hóa để người xem giải mã tốt hơn.
  • Nói sự thật như đã nêu trong dữ liệu và không có gì ngoài sự thật.
  • Tránh các thước KPI đo gián tiếp: Khiến độc giả của bạn phải giải toán.

Mẹo 3. Cắt góc

Khi sử dụng biểu đồ thanh, sự khác biệt khi so sánh, đôi khi quá nhỏ để trình diễn biểu đồ trực quan. Lúc này bạn có thể sử dụng kỹ thuật “cắt góc” để tăng khoảng cách trực quan khi so sánh.

Hoặc bạn nên sử dụng loại biểu đồ khác thể hiện sự khác biệt rõ ràng hơn.
9,5 Mẹo giúp bạn trực quan hóa dữ liệu KPI

Hình 1 bằng cách cắt giảm quy mô, sự khác biệt ở đây có vẻ lớn hơn

9,5 Mẹo giúp bạn trực quan hóa dữ liệu KPI

Hình 2 sự khác biệt thực tế chỉ là 22%

Mẹo 4. Từ táo tới cam

Khi chúng ta có 2 thước đo KPI với quy mô hoàn toàn khác nhau, rất khó để kết hợp chúng trên cùng một biểu đồ duy nhất.

Giải pháp rất đơn giản: chia hai thước đo thành 2 biểu đồ riêng biệt.

9,5 Mẹo giúp bạn trực quan hóa dữ liệu KPI

Hình 3  áp dụng hai trục y (độc lập), thông điệp được xác định bởi tỷ lệ khác nhau. Tất cả ba ví dụ ở đây là cùng một dữ liệu.

Mẹo 5. Sử dụng màu sắc

Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong nhận thức thị giác và thu hút sự chú ý của chúng ta, vì vậy hãy áp dụng nó một cách cẩn thận. Một số quy tắc cơ bản liên quan đến việc sử dụng màu sắc là:

  • Sử dụng màu trung tính làm màu cơ sở (như màu trắng);
  • Đảm bảo các đối tượng cùng màu có liên quan hoặc có cùng nghĩa;
  • Chỉ sử dụng màu đậm một cách hạn chế (như màu đỏ bão hòa) để nhấn mạnh dữ liệu quan trọng;
  • Sử dụng màu trung tính (như màu xám nhạt) cho tất cả các thành phần ngữ cảnh/ bối cảnh (quy mô, dấu tick, đường tham chiếu, v.v.)

Có lẽ màu sắc phổ biến nhất là 3 màu đèn giao thông – Đỏ, vàng và xanh lá xây. Những màu sắc này cũng gây ra rất nhiều lộn xộn và mất tập trung. Lưu ý rằng một số người không thể phân biệt màu đỏ với màu xanh lá cây (mù màu), vì vậy tốt hơn nên sử dụng một màu khác thay cho màu xanh lá cây (như màu xanh dương). Ngoài ra tự hỏi bản thân: chúng ta có thực sự cần sử dụng màu xanh lá cây?

Mẹo 6. Ít hơn sẽ tốt hơn

Đôi khi tôi thấy các nhà thiết kế trực quan hóa nhìn khoảng không như kẻ thù của họ. Miễn là còn không gian họ tiếp tục thêm công cụ. Nhưng nếu bạn đã trả lời câu hỏi WHY, không có lý do gì phải thêm nhiều hơn nữa làm gì cả.  Thậm chí có cách khác là: việc trực quan hóa dữ liệu được thực hiện khi bạn hoàn thành việc loại bỏ các thành phần.

Mẹo 7. Chủ đề thịnh hành

Một loại báo cáo phổ biến – là thể hiện xu hướng theo thời gian – bằng một mũi tên duy nhất: Đi lên hoặc Đi xuống. Ví dụ: So sánh tăng/ giảm doanh thu tháng này với doanh thu tháng trước.

Sự so sánh điểm với điểm thật tồi tệ (Không có ý nghĩa nhiều lắm). Một giải pháp thay thế là thể hiện tất cả dữ liệu lịch sử (Đường Doanh thu trong nhiều tháng liên tiếp).

Mẹo 8. Tránh biểu đồ rác

Trong trực quan hóa hóa dữ liệu – trên hết – phải là “DỮ LIỆU”. Hãy để dữ liệu tự kể câu chuyện của nó.

Mọi thứ khác được coi là biểu đồ rác và nên được giảm thiểu. Biến báo cáo trở nên “đẹp” chủ yếu là thêm nhiều rác và làm ảnh hưởng đến mục tiêu của bạn: Thông báo quan trọng!

Mẹo 9. Tiết kiệm bánh cho món tráng miệng

Trong hầu hết các trường hợp, khi ai đó sử dụng biểu đồ hình tròn thì có rất nhiều lựa chọn thay thế tốt hơn. Hãy tiết kiệm bánh cho món tráng miệng.

Chúng ta không cần đến chúng, nhưng nếu bạn dùng biểu đồ tròn, hãy áp dụng các quy tắc từ Donna Wong:

  • Không bao giờ nhiều hơn 4 lát;
  • Sử dụng một màu duy nhất (màu sắc);
  • Bắt đầu ở 12 giờ và thứ tự các lát cắt giảm dần.

Mẹo 9,5 Phác thảo & thử nghiệm

Mẹo cuối cùng này thiên về phương pháp tiếp cận thiết kế báo cáo của bạn. Đây là lý do tại sao chúng tôi xếp nó là một nửa mẹo (0,5).

Có hai kẻ thù quan trọng để trực quan hóa dữ liệu hiệu quả: công cụ phần mềm và dữ liệu sẵn có.

  • Khi bắt đầu với phần mềm, bạn có nguy cơ bị phân tâm bởi các chức năng và tính năng của phần mềm. Tự động hóa – Tuyệt quá! Nhiều dữ liệu – Tuyệt quá! Nhưng câu hỏi đặt ra là: Chúng có ý nghĩa thực sự quan trọng không?
  • Dữ liệu sẵn có, như một giổ thức ăn hỗn tạp trong bếp, bạn chỉ việc bưng ra để nấu nướng. Tiện quá phải không? Nhưng có phải dữ liệu sẵn có nào cũng quan trọng?

Cả hai khiến bạn mất tập trung vào câu hỏi WHY (tại sao?). Đây là lý do chúng tôi sử dụng bút chì và giấy để bắt đầu phác thảo cấu trúc một báo cáo. Trước khi quyết định xây dựng nó!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu