Favicon

Nguồn gốc của OKR và câu chuyện thành công

Mục tiêu & Kết quả chính là một khung thiết lập mục tiêu nổi tiếng. Bắt nguồn từ sự tăng trưởng điên cuồng của các công ty khởi nghiệp ở thung lũng Silicon.

Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu nền tảng về OKR và một số câu chuyện thành công nổi tiếng nhất của OKR.

1. OKR là gì?

OKR là từ viết tắt của Mục tiêu & Kết quả chính (Objectives & Key Results). Khung thiết lập mục tiêu được sử dụng bởi các tổ chức có quy mô khác nhau.

Đọc câu trên một lần nữa. OKR là khung thiết lập mục tiêu – nó cung cấp các nguyên lý cơ bản cho các tổ chức tạo ra cấu trúc mục tiêu của riêng họ.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ OKR và sau đó giải quyết một vài điểm quan trọng.

Mục tiêu:

  • Tăng lợi nhuận của công ty.

Kết quả chính

  • Doanh thu từ dòng sản phẩm phần mềm cho doanh nghiệp tăng 3%.
  • Chi phí hoạt động giảm 15% cho mỗi đơn vị kinh doanh.

Không cần phải là thiên tài mới thấy được OKR về sơ bản là một phiên bản tái thương hiệu và tinh chỉnh của các phương pháp thiết lập mục tiêu truyền thống (như MBO).

Cụ thể, những tinh chỉnh đó là gì? Phải có lý do khiến OKR nổi tiếng tới vậy.

Những tinh chỉnh này tận dụng tốt nhất các phương pháp thiết lập mục tiêu truyền thống và kết hợp chúng với nhu cầu của lực lượng lao động hiện đại.

Lướt nhanh bảng dưới đây và bạn sẽ biết chúng tôi muốn nói gì.

Nhu cầu của lực lượng lao động đương đại Vấn đề mới phát sinh OKR giải quyết vấn đề
Tư duy kỷ luật & có cấu trúc Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, kỷ luật & cấu trúc đến từ các quy trình & dây chuyền lắp ráp.

Trong nền kinh tế thông tin, việc đưa ra tất cả các quy trình về một điểm là một thách thức khó khăn để duy trì kỷ luật.

OKR tạo ra sự liên kết dọc (cấp trên – dưới) và liên kết ngang (các nhóm với nhau). Do đó, tạo ra cấu trúc và tính kỷ luật cao trong việc thực hiện mục tiêu.
Truyền thông rõ ràng Với email, ứng dụng trò chuyện và phần mềm cộng tác nơi làm việc đa dạng, dễ dẫn tới việc loạn thông tin và truyền đạt sai thông tin (tam sao thất bản). OKR đề xuất không quá 3-5 mục ưu tiên hàng đầu. Điều này tạo ra sự tập trung.

Ngoài ra, công khai minh bạch các mục tiêu, giúp OKR giữ được tầm nhìn trong đầu của mọi thành viên.

Xóa bỏ sự mơ hồ bằng cách đo lường Trong nền kinh tế tri thức, mọi thứ cần phải rõ ràng như trắng và đen. Thành công là thành công. Thất bại là thất bại. Kết quả chính trong OKR làm cho mọi mục tiêu đều có thể đo lường bằng con số. Giúp mỗi thành viên tự biết mình thành hay bại.
Chinh phục Thế hệ mới luôn muốn phá vỡ giới hạn, tạo ra những kết quả đột phá hơn. OKR đặc trưng là “mục tiêu kéo dãn”, là những mục tiêu vô cùng thách thức để chinh phục.
2. Lịch sử OKR

OKR đã có từ những năm 1970. Do Andy Grove khởi xướng ở Intel vào thời điểm Intel đang chuyển đổi hoạt động kinh doanh tập trung sang vi xử lý, đây là một động thái thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính.

Năm 1999, John Doerr đã triển khai khung OKR trong Google và cho đến ngày nay, tất cả mọi người từ quản lý cấp cao đến nhân viên mới nhất của Google đều sử dụng thành công.

OKR sau đó, nổi tiếng đến nỗi các công ty trong Fortune 500 như LinkedIn, Oracle, Twitter, Sears… cũng phải sử dụng.

3. Câu chuyện thành công

Lịch sử OKR, đã tồn tại ít nhất 3-4 thập kỷ nay. Chỉ là chúng đang lan rộng khắp thế giới công nghệ, vì những tác động mà OKR tạo ra cho một số công ty khởi nghiệp ở thung lũng silicon.

Một lời cảnh báo – quy kết toàn bộ thành công của một công ty cho OKR sẽ không khôn ngoan. Do đó, khi bạn trải nghiệm những câu chuyện này, hãy nhớ rằng chỉ áp dụng OKR sẽ không đảm bảo thành công.

Có nhiều công ty đã áp dụng thành công OKR và phát triển nên hương vị OKR độc đáo của riêng họ. Và cũng có nhiều công ty đã thất bại trong việc áp dụng OKR và quyết định từ bỏ.

Cho dù OKR có ý nghĩa với bạn hay không, thì việc áp dụng là một sự lựa chọn.

Google

Google chấp nhận khuôn khổ này ngay khi công ty chỉ là một nhóm nhỏ – gồm khoảng 40 người. Google vẫn đang sử dụng OKR ngay cả bây giờ, khi họ có 7000 người. Larry & Sergey đã thông qua OKR vì khuôn khổ cộng hưởng với niềm tin cốt lõi của họ rằng các cá nhân nên được trao quyền tự do trong việc thiết lập và đạt được các mục tiêu.

LinkedIn

Jeff Weiner, khi trở thành CEO tại LinkedIn, đã đem OKR tới. Trong khi sử dụng OKR, LinkedIn không chỉ hoàn thành việc IPO trị giá 20 tỷ USD mà còn được Microsoft mua lại. Theo họ, OKR truyền đạt tới toàn bộ công ty “điều gì thực sự quan trọng”. Nó chắc chắn phục vụ như một phương tiện truyền thông hiệu quả khi phác thảo các ưu tiên. Và điều này đặc biệt hữu ích cho các công ty tăng trưởng nhanh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu