Favicon

Cơ hội cải thiện hiệu suất – không đến từ KPI – mà chỉ đến từ “một phần” ở trong nó

Nếu tìm hiểu kỹ,

Bạn sẽ thấy các thông điệp về sức khỏe – mâu thuẫn nhau – xuất hiện trên các phương tiện truyền thông:

Dầu dừa là một siêu thực phẩm. Dầu dừa gây bệnh tim.
Ăn chay sẽ cứu Địa Cầu. Ăn chay khiến bộ não bạn đần độn.
Tổ tiên chúng ta ăn thịt đỏ, vì vậy chúng ta cũng nên làm thế. Thịt đỏ gây ung thư.

Cái nào đúng? Và cái nào sai?

Bạn không thể tìm kiếm sự thật ở bất cứ đâu, có vẻ như vậy.

Nhưng tôi nghĩ, sự lười biếng khi muốn có câu trả lời nhanh chóng, sẽ khiến chúng ta tìm kiếm câu trả lời ở sai chỗ.

Bởi vì,

Sự thật không nằm ở: Dầu dừa, Thức ăn chay hay Thịt đỏ.

Sự thật chỉ nằm ở “một phần” của chúng. Ví dụ:

Nghiên cứu 1 Nghiên cứu 2
Dầu dừa chứa chất béo bão hòa. Và chất béo này là yếu tố gây nên bệnh tim. Dầu dừa chứa carbohydrates giúp cân bằng cholesterol. Và sự cân bằng này rất tốt cho sức khỏe.

Cả hai nghiên cứu đều đúng phải không? Có lẽ bạn đã hình dung ra sự thật.

Tương tự như vậy, với các thước đo KPI của chúng ta. Cơ hội cải thiện hiệu suất (giống như cơ hội tăng cường sức khỏe) không đến từ KPI – mà chỉ đến từ một phần ở trong nó.

Ví dụ, bạn có KPI “Tổng chi phí”. Và mục tiêu là cắt giảm 10% trong năm nay.

Câu hỏi đặt ra là: Bạn có thực sự muốn cắt giảm – những khoản chi phí – đang tạo ra mức doanh thu cao? Như: chi phí marketing, chi phí bán hàng, chi phí cải thiện dịch vụ khách hàng…

Đúng vậy! Tôi tin rằng cơ hội giảm chi phí chỉ đến từ một phần trong tổng chi phí của bạn.

Các quyết định về cải thiện “hiệu suất toàn thể” (như Tổng chi phí) cần dựa trên cơ sở mối tương tác giữa các nhóm KPI liên quan.

Ví dụ, bạn muốn ra quyết định cắt giảm KPI tổng chi phí, bạn cần xem xét thêm các KPI khác như: Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng từ hoạt động marketing, Điểm hài lòng của khách hàng, chi phí cho một khách hàng…

Cơ hội cho mức hiệu suất tốt hơn nằm trong tương tác giữa các KPI. Không phải chính KPI.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu