Một số người yêu thích các mục tiêu và nhiều người ghét chúng. Họ sẽ tránh việc bị khóa vào các mục tiêu, họ thiết lập chúng đủ thấp, trong khả năng đã biết và họ sẽ đưa ra lý do về việc không thể đạt được chúng. Đây không phải loại hành vi thúc đẩy việc cải thiện hiệu suất.
Và đó là lý do tại sao chúng ta có mục tiêu: để thúc đẩy cải thiện hiệu suất? Để làm cho mọi thứ tốt hơn? Để đạt đến tầm cao hơn? Tuy nhiên, kết quả mà chúng ta muốn thường bị phá hoại bởi việc thiết lập mục tiêu.
Là bởi, chúng ta thiết lập mục tiêu là các kỳ vọng, chứ không phải là ý định.
Mục tiêu là kỳ vọng ….
Khi mục tiêu được đóng khung là các kỳ vọng, mong đợi, chúng khuyến khích chúng ta tập trung vào việc đạt được những con số. Tất cả chúng ta đều biết rằng rất nhiều vấn đề rối loạn xảy ra khi mọi người nghĩ rằng họ có trách nhiệm phải đạt được những kỳ vọng vượt ngoài khả năng hiện tại của mình (đó là điều mà mục tiêu kêu gọi chúng ta thực hiện). Họ cắt gọt, lờ đi những hậu quả không lường trước được, họ kiếm cớ, họ hành động phòng thủ, họ đưa ra số liệu sai.
Có những kỳ vọng mà mục tiêu phải đạt được thường khiến chúng ta quên mất bối cảnh; quên mất “lý do tại sao” nó được thiết lập.
Mục tiêu là ý định …
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các mục tiêu được đóng khung là các ý định thay thế? Ý định giúp chúng ta nắm lấy ‘lý do tại sao và không tập trung quá mức vào việc “làm thế nào” hay “bao nhiêu”.
Chúng ta có thể đặt ra ý định cho hướng thay đổi mà chúng ta muốn, với quy mô thay đổi mà chúng ta muốn, cho những gì chúng ta sẽ học hỏi được khi theo đuổi sự thay đổi đó.
Ý định cho chúng ta không gian khám phá ra khả năng. Và đây là một năng lượng tích cực hơn nhiều so với năng lượng đe dọa mà hầu như luôn đi kèm với sự kỳ vọng.
Thế nào là một mục tiêu có ý định?
Thay vì thiết lập mục tiêu phải đạt được mỗi tháng hay mỗi quý mới được coi là thành công, hãy thử những ý tưởng sau:
- Có sự tham gia: Mời đội nhóm thiết lập mục tiêu
- Dải mục tiêu: Thiết lập mục tiêu dưới dạng kết hợp tối thiểu và tối đa, thay vì điểm chính xác.
- Mục tiêu theo khả năng: Thiết lập đường cơ sở hoặc Đường giới hạn bằng biểu đồ XmR, thay vì thiết lập mục tiêu theo tháng hoặc theo quý.
- Mục tiêu theo giai đoạn: Thiết lập mục tiêu ngắn hạn dễ dàng, mục tiêu trung hạn có thách thức vừa phải và mục tiêu kéo giãn.
- Học hỏi và thiết lập lại” Có các điểm đánh giá mục tiêu, nơi bạn kiểm tra mức độ hữu ích của các mục tiêu sau khi đã tìm hiểu được những điều cần thiết để đạt được chúng.