Favicon

Tại sao trả lương theo KPI không hiệu quả?

Giả định về việc trả lương theo KPI, đó là, chúng ta có thể cô lập sự đóng góp của các cá nhân vào mục tiêu của tổ chức, đúng không?

Dưới đây là 5 thách thức cần được đáp ứng và đáp ứng tốt, trước khi thưởng hay phạt theo KPI.

Thách thức 1: Cô lập sự đóng góp của từng cá nhân – khi sự thay đổi tự nhiên luôn luôn hiện diện.

Bởi vì mọi thứ đều khác nhau, thước đo KPI cũng sẽ thể hiện sự thay đổi tự nhiên. Đó là điều bình thường. Nhưng nếu không chú ý tới sự thay đổi tự nhiên đó, chúng ta sẽ mạo hiểm đưa ra quyết định rằng:

  • Anh ta là một người quản lý dự án tốt (tại thời điểm khi mà các thước đo KPI còn cách rất xa mục tiêu).
  • Tương tự, chúng ta sẽ mạo hiểm đưa ra quyết định rằng đó là một người quản lý dự án kém (tại thời điểm mà các KPI đang thay đổi một cách tự nhiên).

Thách thức 2: Cô lập đóng góp của từng cá nhân – khi tác động là dài hạn theo thời gian.

Hầu hết tác động không tới ngay lập tức. Một cố vấn nghề nghiệp đưa ra lời khuyên cho những sinh viên mới ra trường và đang thất nghiệp, tại thời điểm đó, các sinh viên đã phớt lờ. Nhưng phải sau 3 năm nghiệm lại, họ mới thấy lời khuyên đó đúng đắn và giá trị.

Sáng kiến của một nhân viên, có thể phải sau 6 tháng, thậm chí 1 năm mới tác động tới hiệu suất. Nhưng doanh nghiệp đã đánh giá nhân viên này yếu kém ở giai đoạn đầu.

Thách thức 3: Cô lập đóng góp cá nhân – khi các yếu tố tác động (nhân-quả) là một hệ thống phức tạp

Phân tích kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng tác động của một nhân viên vào KPI, thực ra, là tác động của quy trình hoặc cả một hệ thống mà họ làm việc ở trong đó. Như: chính sách, thủ tục, nguồn lực sẵn có, định hướng quản lý, hành động của các bên liên quan khác… đây chỉ là một số trong những điều có thể đóng góp lớn nhất vào một kết quả được tạo ra. Thế thì tại sao chúng ta lại cô lập đóng góp của một cá nhân?

Thách thức 4: Cô lập đóng góp cá nhân – mà không kiểm tra mức độ tác động của họ.

Chúng ta “quản lý hiệu suất KPI” của nhân viên – nhằm cải thiện hiệu suất của họ?

Chúng ta đào tạo cho họ, chúng ta huấn luyện họ, chúng ta động viên họ… Nhưng vì thử thách số 3, khi có các yếu tố khác ảnh hưởng vượt trội lên kết quả, thì tất cả nỗ lực để cải thiện hiệu suất cá nhân chỉ là những đóng góp nhỏ và không đáng kể (hoặc không thể thấy rõ).

Thách thức 5: Cô lập sự đóng góp của cá nhân – khi ảnh hưởng tới từ các tương tác chứ không phải cá nhân.

Tư duy hệ thống là nghiên cứu về sự kết nối giữa các yếu tố ở trong hệ thống đó.

Hệ thống ngược lại với chủ nghĩa giản lược. Hệ thống là một mô tả chân thực về cách thế giới hoạt động. Chúng ta thường bỏ qua thực tế rằng, phần lớn lý do đạt được kết quả (KPI) là do cách mọi người làm việc cùng nhau để kết quả có thể xảy ra.

Theo chúng tôi, thử thách số 5 này có lẽ là khó vượt qua nhất trước khi bạn trả lương cho hiệu suất cá nhân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Favicon
Menu