Các chương trình gắn kết đang thất bại #
Chỉ có 33% nhân viên gắn kết. Tức là, có tận 77% nhân viên chưa gắn kết hoặc đang chủ động rời bỏ, bất chấp mọi nỗ lực từ các công ty.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các chương trình gắn kết là:
- Sự gắn kết của nhân viên được nhiều người coi là “một việc của nhân sự.”
- Nó không thuộc sở hữu của các nhà lãnh đạo và quản lý.
- Gắn kết chưa thực sự được coi là một “đòn bẩy quan trọng” để thúc đẩy hiệu suất kinh doanh.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân phổ biến khiến các chương trình gắn kết thất bại là:
#1. Chưa hiểu đúng về gắn kết. #
Hầu hết các chương trình gắn kết chỉ tập trung vào bề nổi, ví dụ như các hoạt động teambuilding hoặc các sự kiện lễ tết.
#2. Khảo sát mà không hành động. #
Nhiều doanh nghiệp triển khai khảo sát môi trường làm việc, chủ yếu để đánh giá, chứ chưa thực sự hành động để cải thiện.
#3. Tiêu chí khảo sát chưa đúng. #
Câu hỏi khảo sát chưa đúng với các yếu tố tạo nên sự gắn kết. Dẫn kết dữ liệu khảo sát thu thập được thiếu ý nghĩa và không đưa ra được hành động cải thiện.
Yếu tố nào thúc đẩy sự gắn kết? #
Đó chính là: Nhân viên thực sự muốn và cần gì?
Ngày nay, nhân viên muốn có mục đích và ý nghĩa trong công việc. Họ muốn được biết đến vì những gì họ giỏi và trở nên độc đáo. Đây chính là các yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự gắn kết của nhân viên.
Không chỉ là những cảm giác ấm áp thoáng qua, nhân viên muốn được tự hào đóng góp nhiều hơn vào thành tựu chung của công ty. Và họ muốn các mối quan hệ chất lượng trong công việc, đặc biệt là với nhà quản lý. Người có thể huấn luyện để giúp họ thành công.
Theo khảo sát của Gallup: Nhà quản lý tác động tới 70% sự gắn kết của nhân viên.