Favicon

Gắn kết nhân viên là gì?

Sự gắn kết của nhân viên là gì? #

Gắn kết là mức độ cam kết về tình cảm của nhân viên đối với tổ chức.


Mức độ gắn kết của nhân viên có thể chia làm 3 nhóm:

Nhóm 1: Gắn kết #

Nhân viên Gắn kết luôn tham gia nhiệt tình với công việc và tổ chức. Đây là nhóm thúc đẩy hiệu suất, sự đổi mới và đưa tổ chức tiến lên.

Nhóm 2: Chưa gắn kết #

Nhân viên Chưa gắn kết vẫn dành thời gian ở tổ chức, nhưng họ không đặt toàn bộ tâm trí vào công việc. Nhóm này còn được gọi là nhóm “chủ động thảnh thơi trong công việc”. Đôi khi họ ngồi ở đây, nhưng tâm trí không ở đây.

Nhóm 3: Chủ động rời bỏ #

Nhân viên chủ động rời bỏ là những người có thể đang tìm kiếm cơ hội việc làm khác.


Theo kết quả khảo sát 2013 và 2016 của Gallup, thì mức độ gắn kết của nhân viên đang tăng lên, nhưng tỷ lệ thì rất đáng để các doanh nghiệp suy ngẫm:

  • 33% nhân viên gắn kết.
  • 51% nhân viên chưa gắn kết.
  • 16% nhân viên chủ động rời bỏ.

Gắn Kết

Ví dụ về các mức độ gắn kết của nhân viên #

#1. Gắn kết #

Nam là “nhân viên gắn kết”. Vào một buổi chiều thứ 6, sếp nói với Nam rằng cô ấy có một buổi thuyết trình quan trọng vào thứ 3 và cần Nam tổng hợp một số dữ liệu quan trọng.

Sếp thực sự tôn trọng thời gian của Nam và nói rõ rằng cô ấy không cần Nam phải bỏ mọi việc khác ngay lập tức.

Nam biết rằng anh có thể dễ dàng lấy dữ liệu vào thứ 2. Nhưng vì Nam là nhân viên gắn kết và anh cảm nhận được sự tôn trọng của sếp với thời gian của mình; nên Nam thay đổi ưu tiên công việc và tổng hợp dữ liệu ngay trong thứ 6 thay vì chờ đến thứ 2.

#2. Chưa gắn kết #

Dũng là nhân viên pha chế và “chưa gắn kết”. Như mọi ngày, anh đến làm việc đúng giờ và đọc tin tức trên điện thoại. Trong khi các phiếu order đang dần tích tụ.

Quản lý của Dũng cảm thấy thất vọng nhưng không nói bất cứ điều gì trực tiếp với anh.

Do không tập trung, Dũng đã mắc sai lầm trong order đầu tiên, anh ấy sử dụng sữa đặc, thay vì sữa đậu nành mà khách hàng yêu cầu. Khi khách hàng phàn nàn, Dũng đưa ra một lời xin lỗi không mấy chân thành. Anh không quan tâm lắm đến cảm xúc của khách hàng.

#3. Chủ động rời bỏ #

Hoa đang “chủ động rời bỏ”. Sếp của Hoa yêu cầu cô đảm nhận một dự án mới.

Hoa không trả lời trong vài ngày, bởi vì lần cuối cùng cô tham gia một dự án tương tự, Hoa đã không nhận được sự ghi nhận. Trên thực tế, cô đã không có được lời khen ngợi nào từ sếp, cũng như từ các đối tác quan trọng.

Cuối cùng, Hoa đồng ý nhận dự án mới, nhưng cô không thực sự có trách nhiệm với dự án. Bởi vì, Hoa đang âm thầm tìm kiếm một công việc khác.

Menu