Favicon

Trải nghiệm Nghỉ việc

Trải nghiệm Nghỉ việc #

  • 45% nhân viên hài lòng với quy trình nghỉ việc.
  • 24% rất hài lòng với quy trình này.

Một chương trình nghỉ việc toàn diện có thể giúp bạn khám phá nhân viên của bạn đang đi đâu? Và quan trọng hơn nữa là lý do tại sao họ ra đi?

Cân nhắc các vấn đề dưới đây để thiết kế trải nghiệm nghỉ việc cho nhân viên của bạn:

#1. Biết tại sao nhân viên giỏi nhất của bạn ở lại? #

Một chương trình nghỉ việc thành công nên điều tra lý do tại sao những nhân tài hàng đầu vẫn đang ở ở bên bạn.

Nhà quản lý nên liên tục “trò chuyện” với những nhân viên tốt nhất. Các cuộc trò chuyện này là điều cần thiết để khám phá những gì hữu ích với nhân viên của bạn – để giữ chân họ tốt hơn.

Đó có thể là:

  • Một cuộc phỏng vấn chính thức.
  • Hoặc một phần của cuộc trò chuyện huấn luyện thông thường.

Khuyến khích những người giỏi nhất của bạn nói lên nhu cầu chưa được nói ra và chưa được đáp ứng của họ.

Bí quyết là: Nếu bạn xây dựng tổ chức xung quanh những người giỏi nhất, bạn không chỉ giữ được họ mà còn thu hút được nhiều tài năng giống họ hơn.

#2. Tạo ra trải nghiệm nghỉ việc tích cực #

Nghỉ việc là một trải nghiệm khó khăn đối với cả nhân viên và tổ chức. Và những gì xảy ra ở giai đoạn này rất quan trọng:

  • Các nhân viên có trải nghiệm nghỉ việc tích cực – có khả năng giới thiệu công ty cho những người khác cao hơn 2,9 lần – so với những người có trải nghiệm trung lập hoặc tiêu cực.

Không tổ chức nào có thể xoay chuyển mọi nhân viên bất mãn. Nhưng trải nghiệm nghỉ việc là cơ hội để bạn để lại cho nhân viên ấn tượng cuối cùng về công ty. Để họ rời đi với tư cách là một đại sứ thương hiệu:

  • 12% nhân viên cũ đồng ý mạnh mẽ rằng họ coi mình là một phần của mạng lưới cựu nhân viên của công ty.
  • Và 10% hoàn toàn đồng ý rằng họ sẽ giới thiệu công ty là một nơi làm việc tuyệt vời.

Để chương trình nghỉ việc thành công, tổ chức cần đảm bảo:

  • Nhân viên cảm thấy được lắng nghe: Có một người quản lý hoặc lãnh đạo đã nói chuyện với họ trong ba tháng trước khi rời đi về hiệu suất công việc, sự hài lòng hoặc mục tiêu nghề nghiệp của họ.
  • Họ cảm thấy rằng người quản lý đã làm hết sức để ngăn họ rời đi.
  • Họ cảm thấy tự hào về những đóng góp của mình. Ngoại trừ các trường hợp bị sa thải do hành vi phi đạo đức, hãy đảm bảo rằng những người rời khỏi tổ chức của bạn đều biết những gì họ đã đóng góp và điều đó được đánh giá cao.

#3. Thu thập dữ liệu về nghỉ việc #

Dữ liệu nghỉ việc sẽ vô cùng giá trị nếu như bạn biết cách thu thập và sử dụng:

  • Thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn. Ví dụ như: khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại, phản hồi của nhà quản lý và đồng nghiệp.
  • Kết nối với dữ liệu hiệu suất. Kết hợp dữ liệu nghỉ việc với các dữ liệu về hiệu suất làm việc, giúp bạn nhìn thấy bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn.
  • Thảo luận về dữ liệu. Đây không nên là một cuộc họp mỗi năm một lần. Các cuộc thảo luận nên được diễn ra thường xuyên hơn để giải quyết vấn đề trước khi quá muộn.
  • Phân tích dự đoán. Cam kết thu thập dữ liệu định kỳ và nhất quán để đưa ra các phân tích dự đoán về xu hướng nghỉ việc.

#4. Tạo một nhóm hành động để cải thiện #

Bạn có thể thành lập một nhóm để phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề nghỉ việc. Xem xét các tình huống dưới đây:

Tại sao những nhân viên giỏi nhất của chúng ta nghỉ việc?

  • Vấn đề: Doanh nghiệp đang mất đi những nhân viên giỏi nhất, nhưng các nhà lãnh đạo không thống nhất được nguyên nhân và giải pháp. Tăng lương là một lựa chọn phổ biến, nhưng bạn đã có mức lương cao nhất trong ngành?
  • Phân tích: Các cuộc phỏng vấn nghỉ việc cho biết đối thủ cạnh tranh nào đang thu hút những người giỏi nhất của bạn. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng lý do nghỉ việc hàng đầu không phải là tiền lương, mà là thời gian làm việc linh hoạt và có thể làm việc tại nhà.
  • Giải pháp: Xem xét lại các chính sách về cân bằng cuộc sống và công việc cho nhân viên.

Tại sao mọi người rời đi sớm như vậy?

  • Vấn đề: Doanh nghiệp đã thu hút được những người giỏi, nhưng họ liên tục rời đi trong vòng một năm hoặc ít hơn kể từ ngày tuyển dụng.
  • Phân tích: Từ khảo sát và phỏng vấn nghỉ việc, bạn phát hiện ra rằng những nhân viên này đã trải qua “sự hối hận của người mua” – khi các lời hứa tuyển dụng không được thực hiện.
  • Giải pháp: Rà soát lại giai đoạn tuyển dụng và gia nhập để đảm bảo các lời hứa được thực hiện.

Làm thế nào để chúng tôi sửa chữa bộ phận x?

  • Vấn đề: Mặc dù doanh thu của bộ phận X rất cao. Nhưng tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên khá cao.
  • Phân tích: Cuộc khảo sát nghỉ việc chỉ ra rằng những nhân viên này cảm thấy người quản lý không ghi nhận xứng đáng và đánh giá họ không công bằng.
  • Giải pháp: Đào tạo người quản lý của bộ phận về quản lý hiệu suất.
Menu