Favicon

Trải nghiệm nhân viên là gì?

1. Trải nghiệm nhân viên là gì? #

Trải nghiệm của nhân viên là tất cả các tương tác mà nhân viên có với tổ chức của bạn.

  • Trọng tâm là câu hỏi này: “Nhân viên đang trải nghiệm như thế nào trong tổ chức của bạn?”
  • Câu trả lời là tổng số tất cả các tương tác mà một nhân viên có với tổ chức: Từ trước khi tuyển dụng, đến khi rời khỏi.

Những khoảnh khắc trong trải nghiệm của một nhân viên – tạo nên “suy nghĩ và cảm nhận” của họ về tổ chức. Những suy nghĩ và cảm nhận này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ gắn kết, hiệu suất làm việc và sự phát triển của nhân viên.

2. Tại sao trải nghiệm của nhân viên lại quan trọng? #

Trải nghiệm nhân viên giúp tăng mức độ gắn kết và hiệu suất công việc. Ví dụ:

  • Theo thống kê: 3 trên 10 nhân viên hoàn toàn đồng ý với tuyên bố: “Sứ mệnh của công ty khiến tôi cảm thấy công việc có ý nghĩa”.
  • Bằng cách nâng tỷ lệ này lên 8 trên 10 nhân viên, các công ty đã giảm được 51% số người vắng mặt và cải thiện 29% chất lượng công việc.

Trải nghiệm của nhân viên, thậm chí, ảnh hưởng đến quyết định của nhân viên đã nghỉ việc:

  • Nếu có trải nghiệm tích cực, họ có xu hướng quay trở lại và thậm chí giới thiệu công ty với người khác.
  • Nhân viên trở thành đại sứ thương hiệu của tổ chức. Điều này ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp và thu hút nhân tài.

Do đó, cải thiện trải nghiệm của nhân viên nên là một ưu tiên của tổ chức.

2. Thiết kế Trải nghiệm nhân viên. #

Doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Dưới đây là ba điểm then chốt, bạn nên xem xét, khi thiết kế trải nghiệm nhân viên:

  1. Kết nối trải nghiệm nhân viên với sứ mệnh, thương hiệu và văn hóa của công ty.
  2. Xây dựng trải nghiệm theo 7 giai đoạn của Hành trình nhân viên.
  3. Tập trung vào các nhu cầu cốt lõi ở mỗi giai đoạn.

#1. Kết nối trải nghiệm nhân viên với sứ mệnh, thương hiệu và văn hóa. #

Ví dụ: Nếu công ty của bạn xây dựng nền văn hóa “lấy khách hàng làm trung tâm”, thì các trải nghiệm nên được thiết kế như thế nào trong quá trình tuyển dụng nhân viên? Lấy khách hàng làm trung tâm nên hiển thị ở đâu trong bản đánh giá hiệu suất của nhân viên?

Trải nghiệm tuyển dụng, trải nghiệm đánh giá hiệu suất, hay trải nghiệm nghỉ việc… không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân; mà còn thể hiện “doanh nghiệp của bạn là ai” và “điều gì được coi trọng ở đây” với những thành viên còn lại. Nhân viên của bạn, hoặc là khán giả theo dõi, hoặc là người tham gia trực tiếp trong các trải nghiệm đó.

Dù nhân viên ở vai trò nào (quan sát đồng nghiệp hay tham gia trực tiếp), các trải nghiệm nếu được kết nối với sứ mệnh, thương hiệu và văn hóa của tổ chức, sẽ trở nên sâu sắc và độc đáo.

#2. Xây dựng trải nghiệm theo 7 giai đoạn của Hành trình nhân viên. #

Hình trình nhân viên bao gồm 7 giai đoạn chính:

  1. Thu hút.
  2. Tuyển dụng.
  3. Gia nhập.
  4. Gắn kết.
  5. Hiệu suất.
  6. Phát triển.
  7. Nghỉ việc.

Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về trải nghiệm nhân viên, thì 7 giai đoạn trên hành trình nhân viên là một công cụ tuyệt vời. Khung trải nghiệm này cung cấp một góc nhìn toàn diện, cũng như chuyên sâu nếu bạn muốn tập trung vào 1 giai đoạn nhất định.

Tất nhiên, bạn không nên thiết kế quá nhiều trải nghiệm cùng lúc, mà hãy:

#3. Tập trung vào các nhu cầu cốt lõi ở mỗi giai đoạn. #

Hãy cùng đội nhóm thảo luận về các nhu cầu cốt lõi của nhân viên ở mỗi giai đoạn. Bạn sẽ nhận ra có những yếu tố tác động đáng kể đến chất lượng trải nghiệm của nhân viên. Ví dụ như:

  • Mối quan hệ của nhân viên với người quản lý.
  • Không gian làm việc và trang thiết bị.
  • Mức độ đóng góp của cá nhân vào mục tiêu chung của đội nhóm.

Điều quan trọng là bạn tập trung vào các nhu cầu cốt lõi của mỗi giai đoạn. Tiếp theo, chúng ta hãy đi sâu vào chi tiết.

Menu