Favicon

Bước 4: Checkin OKR

Sau khi lập kế hoạch và triển khai, tổ chức Checkin định kỳ như sau:

Checkin là gì? #

Checkin là một cuộc họp (hoặc đơn giản là một cuộc trò chuyện) để rà soát tiến độ thực hiện OKR và xác định các vấn đề rào cản.

Mục đích chính của Checkin là: Cùng nhau xác định và giải quyết vấn đề rào cản. Bao gồm 3 phiên:

  • Phiên 1: Rà soát % hoàn thành OKR.
  • Phiên 2: Xác định vấn đề (khó khăn, rào cản).
  • Phiên 3: Lựa chọn vấn đề ưu tiên và Giải quyết vấn đề.

Ngoài ra:

  • Buổi Checkin có thể thực hiện thêm Phiên linh hoạt: “Khảo sát mức độ tự tin” (thực hiện sau Phiên 1).
  • Mục đích của phiên này là để nhà quản lý nắm bắt mức độ tự tin (động lực) của cấp dưới về OKR của họ. Từ đó, đưa ra giải pháp động viên, khích lệ hoặc điều chỉnh sáng kiến hay OKR cho phù hợp.
  • Đây là phiên “linh hoạt”, có thể thực hiện hoặc không, tùy theo bối cảnh.

1. Checkin OKR của Công ty #

  • Người phụ trách: Giám đốc.
  • Người tham gia: Ban giám đốc và các Trưởng phòng.
  • Tần suất: Checkin hàng tháng hoặc tháng rưỡi.
  • Hình thức: Tốt nhất là họp mặt trực tiếp.
  • Thời lượng: Tối ưu là 45 – 60 phút.

2. Checkin OKR của Phòng/đội nhóm #

  • Người phụ trách: Trưởng phòng.
  • Người tham gia: Trưởng phòng/nhóm và các thành viên.
  • Tần suất: Checkin hàng tuần.
  • Hình thức: Tốt nhất là họp mặt trực tiếp.
  • Thời lượng: Tối ưu là 30 – 45 phút.

3. Checkin OKR của Cá nhân #

  • Người phụ trách: Quản lý trực tiếp.
  • Người tham gia: Cá nhân và người Quản lý trực tiếp của cá nhân đó.
  • Tần suất: Tùy theo năng lực của cá nhân đó và tiến độ thực hiện OKR. Nhưng tốt nhất là checkin hàng tuần.
  • Hình thức: Trò chuyện trực tiếp hoặc online.
  • Thời lượng: Tối ưu là 10 – 30 phút.

Menu