Favicon

Công thức OKR

1. OKR là gì? #

OKR là một công cụ để Quản lý theo Mục tiêu.

OKR (Objective & Key Result) bao gồm 2 thành phần:

  • Mục tiêu.
  • Kết quả then chốt.

Okr

(Click vào hình minh họa để phóng to ảnh)

2. Công thức viết OKR #

a) Công thức viết Mục tiêu #

Trong OKR, mục tiêu là một câu “định tính” (không có con số).

Câu mục tiêu này có 2 mục đích:

  1. Xác định sự ưu tiên.
  2. Truyền cảm hứng.

Công thức: (Động từ) + (Danh từ) + (Tính từ)

Trong đó:

  • (Động từ) và (Danh từ): thể hiện sự ưu tiên.
  • (Tính từ): là để truyền cảm hứng.

Ví dụ 1:

Tăng trưởng doanh thu đột phá.

  • Công thức: (Tăng trưởng) + (Doanh thu) + (Đột phá)
  • Ưu tiên: Trong quý này, mọi hoạt động và nguồn lực sẽ tập trung vào việc tăng doanh thu.
  • Cảm hứng: Tính từ “đột phá” tạo ra cảm xúc, giúp truyền cảm hứng.

Ví dụ 2:

Cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

  • Công thức: (Cải thiện) + (Sự hài lòng của khách hàng)
  • Ưu tiên: Trong quý này, mọi hoạt động và nguồn lực sẽ tập trung cho việc cải thiện sự hài lòng của khách hàng.
  • Cảm hứng: Câu mục tiêu này không có “tính từ” để tạo cảm xúc. Vì vậy, nó không truyền được cảm hứng. Mục tiêu tốt hơn có thể là: “Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng“.

b) Công thức viết Kết quả then chốt #

Kết quả then chốt là một câu “định lượng” (có con số). Để đo lường mức độ thành công của mục tiêu.

Hãy nhớ: “Nếu không có con số, thì nó chưa phải là một Kết quả then chốt chất lượng”.

Ba công thức được sử dụng phổ biến, bao gồm:

  • Công thức 1: Tăng/giảm ABC từ X đến Y.
  • Công thức 2: ABC đạt mức Z.
  • Công thức 3: Hoàn thành ABC trước/vào ngày …/…/…

Trong đó: Công thức 1 và công thức 2 là tốt nhất.

Ví dụ:

  • Công thức 1: Tăng doanh thu từ 350 triệu lên 600 triệu.
  • Công thức 2: Điểm hài lòng của khách hàng đạt 4,5 điểm.
  • Công thức 3: Hoàn thành sản phẩm Vo1 trước ngày 15/10/2019.

c) Tổng hợp công thức #

Công thức viết OKR:


Mục tiêu:

  • (Động từ) + (Danh từ) + (Tính từ)

Kết quả then chốt:

  • Công thức 1: Tăng/giảm ABC từ X đến Y.
  • Công thức 2: ABC đạt mức Z.
  • Công thức 3: Hoàn thành ABC trước/vào ngày …/…/…

Ví dụ:

Mục tiêu:

  • Tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.

Kết quả then chốt:

  • Điểm hài lòng của khách hàng tăng từ 3,5 điểm lên 4 điểm.
  • Tỷ lệ khách hàng quay lại đạt 35%.
  • Xử lý yêu cầu của khách hàng trong vòng 30 phút.

3. Phân loại OKR #

Theo mức độ thách thức, OKR được chia thành 2 loại, bao gồm:

  • OKR đột phá.
  • OKR cải thiện.

a) OKR cải thiện #

  • Mức độ thách thức vừa phải.
  • Khó, nhưng cảm thấy vẫn có thể đạt được.

b) OKR đột phá #

(Còn được gọi là “Mục tiêu kéo dãn“)

  • Rất thách thức.
  • Kết quả chưa từng đạt được trước đây.
  • Khi nói ra, nhiều người cho rằng không thể đạt được OKR này.

Khi thiết lập OKR, bạn có thể chọn “OKR cải thiện” hoặc “OKR đột phá”. Sao cho phù hợp với bối cảnh, cũng như mong muốn của bạn và đội nhóm.

Menu